Bắt đầu cho bé ăn dặm là một bước quan trọng giúp tạo sự đa dạng các loại thực phẩm cho bé qua đó thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho bé. Thông thường các mẹ thường cho bé ăn dặm bằng các loại bột, tuy nhiên để tạo những hương vị mới mẻ các mẹ có thể cho bé thưởng thức một số loại bánh ăn dặm khác nhau. Hôm nay, hãy cùng Chuyên Giúp Việc tìm hiểu những cách làm bánh ăn dặm cho bé một cách dễ dàng trong bài viết này.
Khi nào nên bắt đầu cho bé ăn dặm?
Theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thời điểm thích hợp nhất cho bé ăn dặm là khi bé được 6 tháng tuổi. Vì trong giai đoạn này, bé đã bắt đầu quậy phá và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn dẫn đến việc sữa mẹ sẽ không thể cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho bé. Ngoài ra trong giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển đủ để tiếp nhận những thực phẩm đặc.
Bánh ăn dặm là một thực phẩm đặc và phù hợp với bé đặc biệt trong quá trình bé mọc răng. Vì trong giai đoạn này bé sẽ nhai rất nhiều để giảm cảm giác ngứa khi mọc răng. Và bánh ăn dắm chính là một sự lựa chọn tuyệt vời cho bé trong giai đoạn này.
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho bé, các mẹ cần sử dụng những loại bánh ăn dặm phù hợp với sức khỏe của bé, đảm bảo có nguồn gốc và được lựa chọn kỹ càng. Để đảm bảo độ tin cậy và an toàn, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe an toàn cho bé.
Những lưu ý cần thiết khi cho bé ăn dặm
Chọn bánh ăn dặm theo độ tuổi của bé: Để đảm bảo sức khỏe của bé luôn được đảm bảo, bạn nên chọn những loại bánh ăn dặm phù hợp với từng độ tuổi và giai đoạn phát triển của bé. Thông thường những bé sơ sinh, nhỏ nhắn sẽ thích hợp với những loại bánh nhỏ, mềm và xốp. Trong khi những loại bánh to và có độ cứng hơn sẽ phù hợp với những trẻ lớn hơn.
Chọn bánh ăn dặm theo thành phần dinh dưỡng: Lời khuyên dành cho các mẹ là nên lựa chọn những loại bánh làm từ ngũ cốc, bột mì, bột bắp và lúa mạch. Việc này giúp cung cấp một lượng lớn chất xơ cho bé. Thêm vào đó là các mẹ nên lựa chọn những loại bánh chứa các chất dinh dưỡng cần thiết như các loại vitamin A, B, C, E, kẽm, sắt và đạm để giúp bé phát triển một cách toàn diện. Nên hạn chế các loại bánh có lượng đường và chất béo cao, vì những loại bánh này có thể khiến bé cảm thấy ngán ăn. Các loại bánh mang nhiều lợi ích nhất cho bé vẫn là những hương vị từ nhiên từ các loại trái cây. Đây là những loại bánh vừa ngon mà lại giúp bé ăn không bị ngán.
Lựa chọn những sản phẩm có độ uy tín và có nguồn gốc rõ ràng: Hãy nhớ rằng việc lựa chọn những sản phẩm có chất lượng và nguồn gốc rõ ràng là rất quan trọng. Đừng nên ham rẻ mà mua phải những sản phẩm kém chất lượng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.
Gợi ý những cách làm bánh ăn dặm cho bé theo từng giai đoạn
Giai đoạn từ 6 – 8 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, sữa mẹ vẫn nên là sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho bé. Tốt nhất chỉ nên cho bé ăn bánh ăn dặm 1 lần/ ngày thôi các mẹ nhé!
Bánh ăn dặm chuối hấp nước cốt dừa
- Nguyên liệu cần có: Bột bắp, chuối đã xay nhuyễn, nước cốt dừa.
- Cách làm: Bạn đổ phần nước cốt dừa vào cùng bột bắp và chuối xay rồi trộn đều thành hỗn hợp đồng nhất. Sau đó, chia hỗn hợp này thành các phần nhỏ để trong hũ hoặc khay hấp rồi mang đi hấp khoảng 15 phút là bánh chín có thể dùng được rồi.
Bánh ăn dặm muffin chuối
- Nguyên liệu cần có: Chuối sứ chín, bột mì, sữa pha sắn, lòng đỏ trứng gà
- Cách làm: Lấy lòng đỏ trứng đánh đều cùng với sữa để tạo thành một hỗn hợp bông lên. Sau đó, băm nhỏ chuối chín, rồi cho chuối với bột mì vào cùng với hỗn hợp ban đầu và liên tục đánh để cho hỗn hợp đặc lại thì chia ra khay hoặc khuôn bánh và nướng ở 180 độ C trong khoảng 20 phút có thể dùng được rồi.
Bánh ăn dặm mè đen, yến mạch hạt quinoa mix chuối
- Nguyên liệu cần có: Yến mạch, hạt mè, chuối chín xay, bột mì, lòng đỏ trứng gà, hạt quinoa.
- Cách làm: Ngâm bột yến mạch trong nước trong khoảng 30 phút, sau đó để ráo nước. Nướng mè và hạt quinoa trong nước đến khi chín, sau đó để nguội. Sau đó cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào một tô đánh đều và bắc một cái chảo lên bếp, cho thêm một ít dầu ăn và múc từng muỗng rán cho bánh vàng đều là chín.
Giai đoạn từ 8 – 10 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, bé đã bắt đầu nhận thức được nhiều thứ xung quanh, để kích thích vị giác của bé các mẹ nên làm những loại bánh có hình dang bắt mắt và thích thú.
Bánh rán Doraemon
- Nguyên liệu cần có: Bột mì, sữa, bơ lạt, bột nở và lòng đỏ trứng gà
- Cách làm: Cho sữa và lòng đỏ trứng vào một các tô đánh lên cho đều. Tiếp theo là trộn bột mì và bột nở lại cho vào chung với sữa và trứng. Phần bơ lạt nên đun chảy một ít thì cho vào cùng hỗn hợp ban đầu. Sau đó đánh hỗn hợp cho đều tay đều các nguyên liệu tan hết. Sau đó cho lên chảo rán đến khi vàng đều là đã có thể thưởng thức rồi.
Bánh tôm yến mạch
- Nguyên liệu cần có: Bí đỏ, yến mạch, tôm tươi
- Cách làm: Xay nhuyễn bí đỏ đã chín và thêm bột yến mạch vào trộn đều khoảng 15 phút cho bột yến mạch được nở ra. Hấp tôm chín và cắt nhỏ rồi cho vào hỗn hợp trên. Sau đó cho lên chảo đến khi bánh vàng đều là đã có thể thưởng thức rồi.
Bánh nướng đậu xanh
- Nguyên liệu cần có: Đậu xanh, bột mì, bơ lạt, lòng đỏ trứng, sữa
- Cách làm: Hấp chín đậu xanh chung với sữa, sau đó cho bột mì, lòng đỏ trứng, bơ lạt và đảo đều. Phết một lớp bơ hoặc dầu ăn mỏng lên khuôn bánh rồi đổ hỗn hợp vào mang bánh đi nướng trong 30 phút cho bánh chín vàng là có thể ăn được rồi.
Giai đoạn từ 10 – 12 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, bé đã có thể ăn được nhiều loại bánh rồi. Vì vậy các mẹ có thể cho bé ăn 3 bữa/ ngày giúp trẻ có thể phát triển toàn diện.
Bánh crepe bơ sữa
- Nguyên liệu cần có: Quả bơ, bột mì, sữa
- Cách làm: Xay nhuyễn bơ và bột mì sau đó cho sữa lên hỗn hợp và trộn đều. Sau đó cho lên chảo và chiên cho đến khi bánh chuyển sang màu nâu là đã có thể ăn được rồi.
Bánh trứng
- Nguyên liệu cần có: Bột mì và lòng đỏ trứng
- Cách làm: Đem bột mì rây mịn, sau đó cho lòng đỏ trứng với một ít nước lọc vào trộn đều tạo thành một hỗn hợp sền sệt. Cho một ít dầu ô liu lên chảo nóng và múc từng muỗng bột rán đến vàng đều là được.
Bánh rán khoai tây và chùm ngây
- Nguyên liệu cần có: Khoai tây, hạt lanh, chùm ngây, hạt gai dầu, bơ, trứng gà, bột chiên xù.
- Cách làm: Băm nhuyễn chùm ngây, gọt sạch vỏ khoai tây vào bào thành sợi. Sau đó cho các nguyên liệu trừ bơ vào trộn đều để tạo thành hỗn hợp sền sệt là được. Cuối cùng cho bơ vào chảo nóng và múc từng muỗng bánh vào chiên vàng đều là ăn được rồi.
Câu hỏi thường gặp
Tại sao nên làm bánh ăn dặm cho bé thay vì mua sản phẩm sẵn có?
Làm bánh ăn dặm cho bé tại nhà có nhiều lợi ích. Bạn có thể kiểm soát chặt chẽ thành phần và nguồn gốc của thực phẩm, đảm bảo rằng bé được cung cấp thực phẩm tươi ngon và không chứa chất phụ gia hoặc đường tinh luyện. Điều này giúp tối ưu hóa dinh dưỡng và đảm bảo sự an toàn thực phẩm. Ngoài ra, tự làm bánh ăn dặm cũng có thể tiết kiệm tiền và tạo cơ hội tận hưởng thời gian gia đình thú vị.
Làm thế nào để làm bánh ăn dặm phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé?
Bánh ăn dặm có thể được điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. Ví dụ, cho trẻ từ 6-8 tháng tuổi, bạn có thể làm bánh mỳ ăn dặm trái cây hoặc bánh gạo ăn dặm hấp. Vào giai đoạn sau, bạn có thể thêm các thành phần mới như sữa chua hoặc hạt lanh để cung cấp thêm dinh dưỡng cho bé.
Mong rằng những thông tin về cách làm bánh ăn dặm cho bé mà Chuyên Giúp Việc vừa chia sẻ sẽ có ích với các mẹ. Hãy truy cập ngay Chuyên Giúp Việc để không bỏ lỡ những bài viết hấp dẫn của chúng tôi.
Xem thêm:
- Thực Đơn Tăng Chiều Cao Ở Tuổi 17 Cho Người Chậm Phát Triển Chiều Cao
- Thực Đơn Bữa Sáng Healthy Mang Lại Năng Lượng Tích Cực Cho Một Ngày Làm Việc
- Cách nấu cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi Đơn Giản Và Giàu Chất Dinh Dưỡng
Ảnh: Canva
Bài Viết Trước Cần Tuyển Giúp Việc Nhà Theo Giờ Với Mức Lương Bao Nhiêu Thì Hợp Lý? |
Bài Viết Sau Mức Lương Giúp Việc theo Giờ Năm 2023 Là Bao Nhiêu? |