Ăn dặm là một phần quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Ngày đầu tiên ăn dặm thì cháo nên được ưu tiên hàng đầu. Vậy có những mẹo nào cho bé ăn dặm đúng cách. Hãy để Chuyên Giúp Việc mách các mẹ cách cho bé ăn dặm đúng cách ngay trong lần đầu tiên.
Khi nào nên bắt đầu cho bé ăn dặm?
Đây hẳn là câu hỏi được nhiều bậc cha mẹ quan tâm khi trong nhà có trẻ nhỏ. Theo nghiên cứu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) vào năm 2005, trẻ được khuyến nghị bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên và bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng độ tuổi ăn dặm tốt nhất của bé là từ 6 tháng tuổi. Vậy tại sao lại là thời điểm này?
Từ 6 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu hoạt động nhiều hơn dẫn đến tiêu hao nhiều năng lương hơn. Do đó sữa mẹ không thể đáp ứng đầy đủ năng lượng cho một ngày của bé. Vì vậy để bảo đảm trẻ phát triển toàn diện, các mẹ cần phải bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng bên ngoài để bù đắp được lượng năng lượng thiếu hụt khi chỉ bú sữa mẹ.
Chính vì vậy cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi là một cách thức tuyệt vời để giúp bé có đầy đủ chất dinh dưỡng và phát triển toàn diện.
Hướng dẫn cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên
Cho bé ăn dặm như thế nào?
Mỗi đứa trẻ có một khẩu vị ăn khác nhau, vì vậy các bậc cha mẹ cần phải có cách ăn dặm phù hợp, tránh trẻ có cảm giác chán ăn. Nếu lần đầu ăn dặm, bạn chỉ nên đút cho bé khoảng ½ cà phê cháo hoặc ít hơn. Để tránh cảm giác nhàm chán cho trẻ, bố mẹ nên tạo niềm vui cho con bằng cách vừa cho bé ăn vừa vui đùa với bé.
Khi cho trẻ ăn dặm, sẽ không thể tránh khỏi việc trẻ không chịu nuốt mà đẩy hết thức ăn trong miệng ra và không chịu ăn. Điều này chứng tỏ trẻ đã chán ăn rồi. Lúc này bạn có thể dừng lại khoảng 10 – 15 phút rồi lại tiếp tục cho trẻ ăn.
Ngoài ra, bạn nên lựa chọn thời điểm thích hợp nhất để cho bé ăn. Hãy chọn thời điểm trẻ không quá đói và quá buồn ngủ. Không nên ép trẻ ăn quá nhiều mà hãy tăng một lượng nhỏ thức ăn qua từng bữa, việc này giúp trẻ thích nghi dần với khẩu phần ăn uống và cũng giúp bạn biết được lượng thức ăn phù hợp nhất mà trẻ có thể ăn.
Những dụng cụ hữu ích khi cho bé ăn dặm
Để đảm bảo an toàn cho bé, cha mẹ nên chọn những dụng cụ ăn dặm bằng nhựa hoặc sứ. Ngoài ra còn một số dụng cụ thường được sử dụng như:
- Bát và thìa ăn dặm: Bố mẹ nên chuẩn bị một bát và thia nhỏ để không ảnh hưởng đến vùng lợi còn non của trẻ.
- Ghế ăn dặm: Hãy cho trẻ ngồi trên ghế ăn dặm, không nên cho trẻ vừa ăn vừa xem tv mà hãy trò chuyện chơi đùa với trẻ để hình thành thói quen tốt khi ăn uống cho bé.
- Yếm ăn dặm: Để tránh thức ăn rơi vãi vào quần áo, bạn nên sử dụng yếm ăn dặm
- Bình tập uống nước: Thay vì bình sữa hình núm vú, khi trẻ đã đủ 6 tháng tuổi các cha mẹ có thể sử dụng cốc tập uống nước để trẻ quen dần với cách uống nước của người trưởng thành.
Nếu cuộc sống quá bận rộn và không có thời gian chăm sóc trẻ nhỏ. Hãy đặt ngay Dịch vụ giúp việc chăm em bé của Chuyên Giúp Việc. Chúng tôi cam kết cung cấp cho bạn những dịch vụ uy tín và chất lượng nhất.
Liên hệ ngay Tại đây |
Cách cho bé ăn dặm đúng cách
Khi bắt đầu cho bé ăn dặm có một số bước quan trọng bạn nên tuân theo để đảm bảo cho bé ăn một cách dễ dàng và an toàn.
Lựa chọn thực phẩm nào phù hợp?
Khi bé đã bắt đầu được 6 tháng tuổi ngoài việc tiếp tục cho bé ti mẹ thì bé cần được tiếp cận thêm với nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau. Để đảm bảo sức khỏe đầy đù cho trẻ, thông thường bưa ăn phải bao gồm 4 thành phần chính: Tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ. Tuy nhiên trong những lần đầu tiên bắt đầu cho bé ăn dặm, cha mẹ nên cho con ăn riêng từng loại thức ăn thay vì trộn lẫn cả 4 hỗn hợp thành phần chính trên.
Tạo thói quen cho bé ăn dặm
Xây dựng thói quen ăn uống hàng ngày cho bé tốn nhiều thời gian và đòi hỏi sự kiên nhẫn. Đối với trẻ 6 tháng tuổi, bé đã bắt đầu nhận thức được thế giới xung quanh. Hãy chọn thời điểm mà bé tỉnh táo và không quá đói để bắt đầu cho ăn dặm. Hãy đặt bé trên ghế ăn dặm để tránh bé bị sặc. Sử dụng những loại thìa nhựa nhỏ, có viền tròn để đảm bảo an toàn cho bé.
Hãy bắt đầu cho bé ăn dặm với những món ăn đơn giản như bột gạo lứt, bột khoai tây, và bột cà rốt. Các loại thực phẩm này dễ tiêu hóa và tạo sự thay đổi trong khẩu vị của bé. Để bé có thể thích nghi hoàn toàn với các loại bột, cha mẹ cần kiên nhẫn từng ngày để trẻ làm quen dần dần và thích nghi hoàn toàn với các hương vị khác nhau ngoài sữa mẹ.
Để trẻ nhanh chóng thích nghi với thời gian và khẩu phần ăn uống, bạn nên cho bé ăn vào một thời điểm cố định theo từng ngày. Mỗi bữa ăn dặm cần cho trẻ ăn khoảng 2 – 3 thìa bột nhỏ, sau đó mới tăng dần khi trẻ đã hoàn toàn thích nghi với thức ăn mới.
Ngoài ra sau khi trẻ đã dần quen với việc ăn dặm và ít bú sữa mẹ lại, bạn có thể cho bé thử những loại thực phẩm như đậu nành, thịt gà, trái cây, rau xanh như bơ, rau bina, cải bó xôi. Hãy nhớ rằng, thực phẩm cần được nấu chín kỹ và nhuyễn mịn để đảm bảo an toàn cho bé.
Quan sát quá trình thích nghi của trẻ
Sau lần ăn dặm đầu tiên, hãy quan sát thật kĩ những hành động của trẻ. Nếu trẻ tỏ ra háo hức, vui vẻ trong quá trình ăn uống thì bạn có thể yên tâm và tiếp tục cho bé ăn trong những ngày tiếp theo. Còn ngược lại, nếu trẻ ngậm miệng, ngoảnh mặt đi hoặc đẩy thức ăn trong miệng ra thì đó là biểu hiện chưa sẵn sàng ăn dặm của bé. Trường hợp này mẹ không nên ép con ăn tiếp mà vẫn nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ.
Nếu lần đầu cho bé ăn dặm không được thành công như mong muốn. Đừng nản chí mà hãy kiên trì theo từng ngày. Hãy phối hợp cả việc ăn dặm lần cho bé bú sữa để trẻ có thêm thời gian thích nghi với những món ăn mới và quan sát thật kĩ quá trình ăn của trẻ vì đôi khi bột bị đẩy ra ngoài không phải là do trẻ không thích ăn mà là phản xạ đẩy lưỡi của trẻ chưa hết khiến trẻ không thể đưa thức ăn vào miệng và nuốt được.
Tạo hứng thú khi cho bé ăn
Để có thể tạo niềm vui hứng thú khi cho trẻ ăn, bạn nên lựa chọn những loại thức ăn có màu sắc tươi sáng và hấp dẫn để kích thích sự tò mò của bé. Cha mẹ có thể chế biến thức ăn thành các hình dạng ngỗ nghĩnh như hoa, sao, trái tim để tạo thêm sự thú vị cho bữa ăn, giúp kích thích vị giác của trẻ.
Thêm vào đó bạn nên biến việc ăn thành một trò chơi bằng cách tương tác tích cực với bé trong lúc ăn. Các cha mẹ có thể nói chuyện, hát nhạc hoặc kể những câu chuyện thú vị cho bé. Điều này giúp tạo ra môi trường thoải mái và tích cực xung quanh bữa ăn.
Ngoài ra, hãy ăn cùng bé để bé nhìn thấy và bắt chước làm theo. Đây là một cách tốt để tạo thói quen ăn uống cho bé. Để trẻ tập trung vào việc ăn dặm nên tránh những ồn ào quá mức để tránh làm sao nhãng quá trình ăn uống của trẻ.
Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
- Không nên ép trẻ ăn nếu như trẻ không muốn. Hoặc nếu thấy trẻ ăn ít cũng không nên ép buộc trẻ phải ăn thêm
- Tránh cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như các món hải sản
- Tránh sử dụng thêm đường, muối hoặc gia vị vào thức ăn của bé. Bé cần tập trung vào việc trải nghiệm hương vị tự nhiên của thực phẩm.
- Vào thời điểm mới bắt đầu ăn dặm bạn vẫn nên tập trung phần lớn thời gian văn của bé vào việc bú sữa mẹ, vì sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng và sức đề kháng tốt nhất.
Mong rằng bài viết này sẽ giúp người đọc có những Cách cho bé ăn dặm hữu ích nhất. Truy cập ngay Chuyên Giúp Việc để không bỏ lỡ những bài viết hấp dẫn của chúng tôi.
Xem thêm:
- Tìm Giúp Việc Trông Trẻ Tại Hà Nội Dễ Dàng, An Toàn Và Uy Tín
- Thực Đơn Tăng Chiều Cao Ở Tuổi 17 Cho Người Chậm Phát Triển
- Giúp Việc Trông Trẻ Bạo Hành Con Chủ Nhà – Vì Đâu Nên Nỗi!
Ảnh: Canva
Bài Viết Trước Quả Dưa Lê Có Tác Dụng Gì Đối Với Sức Khỏe? Ăn Nhiều Dưa Lê Có Tốt Không? |
Bài Viết Sau Thành Phần Dinh Dưỡng Và Những Lợi Ích Sức Khỏe Của Quả Dừa |