Chuyên Giúp ViệcChuyên Giúp Việc
089.898.1357
089.898.1357
7h00 - 21h00
Hà Nội

Bí Quyết Làm Chè Thập Cẩm 3 Miền Đơn Giản, Đúng Cách Tại Nhà

Chè thập cẩm, một trong những món ăn truyền thống của Việt Nam, đã tồn tại qua hàng thế kỷ và trở thành một biểu tượng của văn hóa ẩm thực đậm đà và phong cách sống của người Việt. Không chỉ đơn thuần là một món tráng miệng, chè thập cẩm còn mang trong nó những giá trị văn hóa sâu sắc, từ cách chế biến tỉ mỉ đến cách thưởng thức cầu kỳ.

Giới thiệu về chè thập cẩm

Chè thập cẩm không chỉ là một món ăn, mà còn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Từ bữa sáng ngọt ngào đến chiều tối sôi động, chè thập cẩm xuất hiện trên bàn ăn của người Việt như một biểu tượng của sự phong phú và đa dạng trong ẩm thực truyền thống. Hương vị ngọt ngào, màu sắc đa dạng, và sự cân bằng giữa các thành phần tạo nên một trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời mà người Việt yêu thích và tự hào.

Bí quyết làm chè thập cẩm thơm ngon tại nhà

Các thành phần cơ bản cần có để làm chè thập cẩm

Đậu đỏ: 100g

Đậu đen: 100g

Cốm: 50g

Đậu xanh: 100g

Trân châu

Đường: 100g

Nước cốt dừa: 300ml

Bột năng: 20g

Bột bắp: 20g

Lá dứa: 2 lá

Dừa khô: 50g

Đậu phộng rang: 50g

Thạch dừa: 50g

Nguyên liệu làm chè thập cẩm
Nguyên liệu làm chè thập cẩm
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
  • Vo sạch đâu xanh, đậu đen và đậu đỏ và nhặt bỏ các hạt hỏng.
  • Ngâm trong nước trong khoảng 4 – 5 tiếng hoặc qua đêm để chúng nở và dễ chín hơn. Sau đó rửa sạch với nước rồi để ráo
  • Hòa tan 20g bột năng với 1 ít nước.
Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế nguyên liệu
Bước 2: Tiến hành nấu chè
  • Cho 100g đậu đen, ½ thìa cà phê muối và 700ml nước vào nồi và ninh đến khi chín. Khi đậu đen bắt đầu chín, bạn cho thêm 2 thìa cà phê đường và khuấy đều tay.
  • Tương tự với đậu đỏ, đậu xanh và cốm. Lưu ý trong quá trình nếu thì bạn nên vớt bỏ bọt để món ăn trở nên ngon và hấp dẫn hơn.
Tiến hành nấu chè
Tiến hành nấu chè
Bước 3: Nấu nước cốt dừa
  • Cho 300ml nước cốt dừa đã chuẩn bị, 50g đường, nửa thìa cà phê muối và 2 lá dừa vào nồi. Đun nhỏ lửa và khuấy đều, đến khi nước cốt dưa sôi lên thì bạn cho 20g bột bắp vào để tạo độ sánh cho nước cốt dừa.
Nấu nước cốt dừa
Nấu nước cốt dừa
Bước 4: Thành phẩm
  • Cho lần lượt các thành phẩm trên vào ly, nếu muốn uống lạnh thì chỉ cần thêm một vài viên đá lạnh vào là đã có một ly chè thập cẩm thơm ngon mát lạnh rồi.
Thành phẩm
Thành phẩm

Chè thập cẩm có một hương vị đặc biệt và phong phú, là sự kết hợp tuyệt vời của nhiều thành phần khác nhau. Hãy thử ngay nhé!

Nếu không có thời gian thưởng thức chè với bạn bè và người thân. Hãy để Chuyên Giúp Việc giải phóng thời gian của bạn bằng những dịch vụ giúp việc. Chúng tôi luôn cung cấp những dịch vụ uy tín và chất lượng nhật giúp bạn giải phóng thời gian và tận hưởng cuộc sống.

Truy cập ngay Chuyên Giúp Việc

Cách làm chè thập cẩm miền Bắc

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Đậu đỏ: 100g

Đậu đen: 100g

Đậu xanh: 100g

Cốm Xanh: 100g

Đường: 400g

Bột năng: 20g

Dừa khô: 50g

Nước cốt dừa: 300ml

Đường: 100g

Đậu phộng rang chín: 50g

Thạch rau câu: 20g

Các nguyên liệu cần chuẩn bị
Các nguyên liệu cần chuẩn bị
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
  • Bạn đem đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh vo sạch sau đó bỏ vào tô ngâm khoảng 6-8 tiếng để các loại đậu mềm, như vậy nấu đậu sẽ nhanh chín hơn.
  • Sau khi ngâm xong bạn vớt các loại đậu ra vo lại một lần nữa cho sạch.
  • Hòa tan 20g bột năng với 1 ít nước.
Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế nguyên liệu
Bước 2: Nấu chè
  • Cho lần lượt 3 loại đậu vào 3 nồi khác nhau sau đó cho vào mỗi nồi 200ml nước rồi đun sôi lên
  • Đun với mức lửa nhỏ trong khoảng 30 – 40 phút
  • Khi đậu xanh chín bạn thêm 2 thìa cà phê đường và khuấy đều. Tiếp theo bạn cho từ từ nước bột năng đã pha vào nồi sau khoảng 3 phút thì tắt bếp
  • Phần đậu đen đã chín thì bạn chắt nước đậu ra tô, còn phần hạt để lại trong nồi sau đó bạn cho 100gr đường vào nồi bật bếp dùng đũa đảo đều để đường ngấm vào đậu cho hạt đậu thấm đường, thời gian đảo khoảng 1-2 phút thì bạn tắt bếp.
  • Đậu đỏ cũng làm tương tự như đậu đen
Tiến hành nấu chè
Tiến hành nấu chè
Bước 3: Nấu chè cốm
  • Cho cốm vào nồi cùng 500ml nước và 1 muỗng cà phê muối vào nồi rồi đun sôi cốm
  • Sau khoảng 15-20 phút cốm sẽ chín thì bạn thêm 100g đường và khuấy đều.
  • Tiếp đến đổ nốt phần bột năng đã pha vào và tiếp tục khuấy khoảng 3 phút thì tắt bếp.
Nấu chè cốm
Nấu chè cốm
Bước 4: Thưởng thức
  • Múc từng nguyên liệu ra lý sau đó rót nước cốt dừa lên trên là đã có một ly chè thập cẩm thơm ngon tươi mát rồi.
Thưởng thức
Thưởng thức

Chè thập cẩm miền Bắc thường có vị ngọt đậm đà hơn so với phiên bản từ các miền khác. Sự ngọt này có thể đến từ việc sử dụng đường nhiều hơn hoặc cách chế biến riêng.

Cách làm chè thập cẩm miền Nam

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Đậu đen: 150g

Đậu xanh: 70g

Bột năng: 500g

Đường: 400g

Nước cốt dừa: 200ml

Cùi dừa: 50g

Dầu chuối: 1 thìa cà phê

Nguyên liệu cần chuẩn bị
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
  • Đậu đen và đậu xanh đem vo sạch sau đó ngâm 6 – 8 tiếng để các loại đậu mềm, như vậy nấu đậu sẽ nhanh chín hơn.
  • Trộn bột năng đã chuẩn bị với 150ml nước rồi khuấy đều cho bột tan ra.
Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế nguyên liệu
Bước 2: Nấu chè đậu đen
  • Cho đậu đen vào nồi với 500ml nước sau đó đun nhỏ lửa trong khoảng 30 phút
  • Lọc phần nước ra bát sau đó thêm 100g đường vào nồi đậu đen đảo đều và nấu trong khoảng 3 phút
Tiến hành nấu chè
Tiến hành nấu chè
Bước 3: Nấu chè đậu xanh
  • Cho phần đậu xanh đã ngâm vào nồi hấp khoảng 15 phút là đậu xanh chín, hạt đậu đã bở nhưng không bị nát.
  • Sáu đó bắc nồi nền bếp, cho 1 lít nước và đun sôi. Tiếp tục cho 200g đường và khuấy đều cho đườn tan bỏ thêm đậu xanh vào đun sôi, vớt bỏ phần bọt nổi lên trên.
  • Sau đó bạn đổ bột năng đã pha vào nồi và khuấy đều khoảng 3-5 phút là nồi chè đậu xanh sẽ hơi sệt lại thì tắt bếp.
Bước 4: Làm trân châu
  • Trộn 100g bột năng vào khoai mì đã luộc sau đó bóp nát khoai. Sau đó đổ khoảng 3 muỗng canh nước nóng sau đói nắn thành những viên hình tròn nhỏ.
  • Luộc chín các viên trân châu. Khi chín trân châu sẽ nổi lên trên và có màu trong.
Làm trân châu
Làm trân châu
Bước 5: Làm nước cốt dừa
  • Cho 300ml nước cốt dừa đã chuẩn bị, 50g đường, nửa thìa cà phê muối và 2 lá dừa vào nồi. Đun nhỏ lửa và khuấy đều, đên khi nước cốt dưa sôi lên thì bạn cho 20g bột bắp vào để tạo độ sánh cho nước cốt dừa
Làm nước cốt dừa
Làm nước cốt dừa
Bước 6: Thưởng thức
  • Sau khi các nguyên liệu đã nguội hết thì cho vào ly lần lượt các nguyên liệu gồm: Chè đậu đen, đậu xanh, trân châu trắng, trân châu đỏ, nước cốt dừa, dừa khô và vài giọt dầu chuối vào, thưởng thức ngay thôi nào.
Thưởng thức
Thưởng thức

Chè thập cẩm miền Nam thường có vị ngọt tự nhiên và thơm ngon từ các nguyên liệu chính như đậu xanh, đậu đỏ, nước cốt dừa và đường.

Cách làm chè thập cẩm miền Trung

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Đậu đỏ: 200g

Đậu xanh: 200g

Bột năng: 100g

Bột mì: 100g

Nước cốt dừa: 300ml

Bột trà xanh: 2g

Thạch rau câu

Dừa tươi: 50g

Đường: 250g

Các bước thực hiện
Bước 1: Sớ chế nguyên liệu
  • Đậu xanh và đậu đỏ đem vo sạch sau đó ngâm trước khoảng 6-8 tiếng rồi vo lại cho sạch.
  • Bột trà xanh bạn cho vào chiếc chén nhỏ thêm vào khoảng 2ml nước khuấy đều.
  • Cùi dừa bạn đem cắt hạt lựu.
Cách làm chè thập cẩm
Cách làm chè thập cẩm
Bước 2: Nấu đậu đỏ
  • Cho đậu vào nồi, đổ 600ml nước đun với lửa nhỏ nấu chín. Khi đậu mềm thì cho đường trắng vào, vặn lửa nhỏ, đun thêm 15 – 20 phút thì tắt bếp.
  • Đảo liên tục để đậu không bị dính và cháy ở dưới đáy nồi.
Bước 3: Nấu đậu xanh
  • Cho phần đậu xanh đã ngâm và đổ nước vào sao cho ngập khoảng 1 đốt tay.
  • Đun sôi với lửa nhỏ khỏng 10 – 15 phút. Khi đậu chín thì cho 50g đường vào và khuấy đều.
  • Sau khi đậu xanh chín, bạn cho hỗn hợp 1 thìa bột năng vào ½ bát nước đã pha vào đậu xanh và khuấy đều. Nấu cho đến khi nồi đậu xanh sôi trở lại thì tắt bếp rồi cho ra bát.
Bước 4: Làm trân châu
  • Trộn 100g bột năng vào khoai mì đã luộc sau đó bóp nát khoai. Sau đó đổ khoảng 3 muỗng canh nước nóng sau đói nắn thành những viên hình tròn nhỏ.
  • Luộc chín các viên trân châu. Khi chín trân châu sẽ nổi lên trên và có màu trong.
Bước 5: Làm thạch rau câu
  • Cho 500ml nước và bột dẻo rau câu vào nồi và khuấy đều đến khi bột tan ra.
  • Bắc nồi nước rau câu lên bếp và thêm 50g đường đun với lửa nhỏ và khuấy đều trong khoảng 3 – 5 phút thì tắt bếp.
  • Sau đó cho nước rau câu vào khay đợi rau câu đông lại thì bạn cho vào ngăn mát tủ lạnh. Sau khi thạch đã đông, mát lạnh thì bạn đem ra cắt hạt lựu.
Chè thập cẩm thơm ngon
Chè thập cẩm thơm ngon
Bước 6: Thưởng thức
  • Cuối cùng đổ chè, các nguyên liệu vào ly, đổ nước cốt dừa lên, rắc một ít topping như dừa khô, dừa sợi. Nếu thích ăn chè mát lạnh thì thêm đá vào rồi thưởng thức.

Chè thập cẩm miền Trung thường được trình bày với sự kết hợp của các lớp màu sắc bắt mắt, từ xanh, đỏ, trắng và nâu. Sự hòa quyện của các màu sắc này tạo nên một hình ảnh thực đơn đẹp mắt.

Câu hỏi thường gặp

Chè thập cẩm có phải là món ăn truyền thống của Việt Nam không?

Chè thập cẩm là một món ăn truyền thống của Việt Nam và đã tồn tại qua hàng thế kỷ. Món ăn này thường xuất hiện trong các dịp lễ, tết và trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam.

Chè thập cẩm có hương vị gì?

Chè thập cẩm thường có hương vị ngọt, thơm ngon từ các thành phần chính như đậu xanh, đậu đỏ, nước cốt dừa và đường. Hạt sen thêm vị giòn và hương thơm riêng.

Chè thập cẩm miền Bắc, Trung và Nam có những đặc điểm gì khác biệt?

Chè thập cẩm ở các miền có những đặc trưng riêng biệt. Ví dụ, chè thập cẩm miền Bắc thường ngọt hơn và có nhiều biến thể với bánh tráng. Trong khi đó, chè thập cẩm miền Nam có vị ngọt vừa và sử dụng nhiều nước cốt dừa.

Trên đây là những bí kíp nấu chè thập cẩm ở ba miền. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn đọc. Truy cập ngay Chuyên Giúp Việc để không bỏ lỡ các bài viết hấp dẫn của chúng tôi.

Xem thêm:

Ảnh: Canva

 

Bài Viết Trước
Chăm Sóc Người Già – Nghề Nghiệp Đầy Yêu Thương Và ý Nghĩa
Bài Viết Sau
Dịch Vụ Dọn Vệ Sinh Theo Giờ – Tiết Kiệm Thời Gian Và Công Sức
Previous Post
Newer Post

Leave A Comment